Ảnh minh họa. Nguồn: Techradar
Ngày 5 tháng 11 năm 2007: Android ra đời
Đã 10 năm kể từ khi Google thổi đến một làn gió mới làm biến đổi toàn bộ thị trường di động. Năm 2003, cha đẻ Android” nói rằng Android Inct được thành lập để phát triển “các thiết bị di động thông minh hơn với khả năng để tâm tới vị trí cũng như lựa chọn ưa thích của người dùng tốt hơn”.
Giám đốc điều hành Eric Schmidt nói: “Công bố ngày hôm nay của chúng tôi tham vọng hơn bất kỳ “Google Phone” nào mà báo chí vẫn đồn đoán từ nhiều tuần nay. Chúng tôi kỳ vọng rằng nền tảng mạnh mẽ chúng tôi hé lộ hôm nay sẽ chạy trên hàng ngàn mẫu điện thoại khác nhau”. Không chỉ hàng ngàn mà còn hàng tỷ, mười năm sau, Google tự hào thông báo có đến hai tỷ thiết bị hoạt động hàng tháng trên hệ điều hành Android.
Dưới đây là 10 cột mốc quan trọng kể từ khi Google bắt đầu cuộc hành trình mang tên Android.
1. Ngày 22 tháng 10 năm 2008: Điện thoại Android đầu tiên ra mắt
Gần một năm sau khi Android được công bố, nền tảng này đã xuất hiện đầu tiên trên điện thoại Googlephone là HTC hay còn gọi là HTC Dream và đến T-Mobile G1.
Đây là một sự khởi đầu khá tốt đẹp chỉ đứng sau iPhone. Nhiều người nhận xét "nó có thể dễ dàng nằm trong top 5 điện thoại di động tốt nhất từng được giới thiệu và đó cũng là lý do tại sao Google Android lại đáng để người dùng phải chờ đợi".
2. Ngày 5 tháng 1 năm 2010: mẫu Nexus gốc
Điện thoại thông minh đầu tiên mang thương hiệu Nexus của Google, Nexus One, được tung ra với Android 2.1 cài sẵn vào đầu năm 2010. Về thông số kỹ thuật, nó tốt hơn so với bất kỳ iPhone nào, tuy nhiên, các nhà sản xuất Android cần cải thiện hiệu năng để chạy mượt hơn.
3. Ngày 24 tháng 2 năm 2011: Motorola Xoom - máy tính bảng đầu tiên chạy Android 3.0
Motorola Xoom không phải là máy tính bảng Android đầu tiên, nhưng lại là chiếc máy tính bảng chạy Android hoạt động mạnh mẽ nhất tại thời điểm đó. Nó chạy hệ điều hành Android Honeycomb 3,0 - Android đầu tiên được thiết kế trên máy tính bảng. Qua đó, Android cũng khẳng định với thế giới rằng các máy tính bảng Android không hề thuộc hàng rẻ tiền hay thô, thay vào đó, nó khá đắt tiền và tinh tế. Tuy nhiên, nhược điểm của Xoom là chỉ dùng được khá ít ứng dụng.
4. Ngày 19 tháng 10 năm 2011: thế giới sửng sốt với phiên bản Ice Cream Sandwich (bánh ngọt kẹp kem)
Android 4.0, hay Ice Cream Sandwich, đã được công bố vào tháng 10 năm 2011 đến trễ một năm so với thông báo trước đó. Việc phân tán hệ điều hành đến nhiều thiết bị khác nhau cũng một vấn đề lớn đối với Android vì vào thời điểm đó iOS của Apple cập nhật mọi thiết bị cùng một lúc còn bản cập nhật của Android phải tùy chỉnh cho từng hãng riêng lẻ.
Android 4.0 mang đến một cuộc cách mạng mới không chỉ trong giao diện Android mà còn cải tiến nhiều tính năng về nhắn tin, gọi điện, camera và video. Android 4.0 nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình, họ khen ngợi giao diện hệ điều hành được tân trang, gọn gàng hơn so với các phiên bản trước, cùng với các cải thiện về hiệu suất và tính năng.
5. Ngày 29 tháng 10 năm 2011: Android chính thức xuất hiện trên dòng Note
Khi lần đầu tiên ra mắt, Note đã gây sự chú ý và gắn kèm cái nhãn "lạ" với với màn hình 5.3-inch cảm ứng, bút S Pen. Sản phẩm này đã thay đổi hoàn toàn nhận thức người dùng về smartphone. Galaxy Note 8 đã vượt mốc 1 triệu chiếc được bán ra trong hai tháng đầu tiên.
Doanh thu của hãng ngày càng tăng khi Samsung nâng cấp lên hệ điều hành Android 4.0 Ice Cream Sandwich.
6. Ngày 06 tháng 3 năm 2012: xuất hiện chợ ứng dụng Google Play Store
Android Market, game, sách và phim cho các thiết bị Android được thay thế bởi một gian hàng duy nhất có tên gọi Google Play. Play Store hợp nhất các gian hàng Market, Google Music và Google eBookstore. Trên giao diện tiếng Việt, Google Play Store được hiển thị là CH Play. Như vậy, sự cạnh tranh giữa hai hệ điều hành khổng lồ iOS và Android cũng khơi mào ngọn lửa cho cuộc cạnh tranh giữa Google Play Store và iTunes Apple.
7. Ngày 11 tháng 9 năm 2012: Android đạt tốc độ phát triển thần kỳ
Vào tháng 2 năm 2012, Google đã thông báo rằng sau bốn năm, đã có 300 triệu thiết bị chạy Android được kích hoạt, với 850.000 thiết bị hoạt động mỗi ngày và chỉ bảy tháng sau, con số đó đã lên đến nửa tỉ. Cũng phải thừa nhận rằng không phải hầu hết trong số đó đều là thiết bị chất lượng cao và phổ biến, nó cũng bao gồm một số thiết bị kém chất lượng đến từ các hãng tại Đông Á.
Dù sao đi chăng nữa thì thị phần của Android đã phá vỡ kỷ lục 75% trên toàn thế giới, chủ yếu là nhờ số lượng khổng lồ đến từ của Samsung.
8. Ngày 03 tháng 9 năm 2013: Số lượng lớn gặp vấn đề lớn
Số lượng Android đã vượt mức mong đợi: vào tháng 9/2013, số lượng thiết bị chạy hệ điều hành Android đã tăng vọt lên 1 tỷ. Tuy nhiên, nó lại mắc phải một vấn đề nan giải, đó là càng nhiều thiết bị khác nhau thì lại có càng nhiều vấn đề xảy ra với của hệ điều hành đặc biệt là các lỗi bảo mật. Vấn đề xuất hiện đầu tiên là lỗ hổng Stagefright.
9. Ngày 25 tháng 6 năm 2014: Hội nghị Google I/O
Hội nghị Google I/O 2014 diễn ra cực kỳ hoành tráng và thú vị, mặc dù không phải tất cả các sáng kiến tại buổi hội nghị ấy đều gặt hái được thành công: Android Wear, Adroid TV hay Google Glass đều không đạt đến thành công như mong đợi.
Nhưng điều quan trọng là hệ điều hành này đã phủ sóng khắp mọi nơi: Chromecast – thiết bị trình chiếu thông minh và Android Auto mang lại trải nghiệm lái xe an toàn
Android rõ ràng không chỉ là một hệ điều hành mà đã trở thành một hệ sinh thái Android cho nhà, xe, thiết bị đeo và cả TV.
10. Tháng 7 năm 2016: bứt phá ngoạn mục
Android đã vượt mặt iOS, hơn thế nữa trong tháng 7/2016, một sự kiện quan trọng xảy ra khi : một chiếc điện thoại Android hàng đầu - Samsung Galaxy S7 chính thức đánh bại smartphone cao cấp - iPhone 7 của Apple. Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2016 ở Mỹ, Galaxy S7 và S7 Edge đạt doanh số lớn hơn nhiều so với iPhone 6S và 6S Plus.
Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng Android có đủ khả năng để giành được mức độ quan tâm và sự ngưỡng mộ mà thương hiệu Apple đang sở hữu trong nhiều năm.
Nguồn ảnh: Techradar
https://viettimes.vn/nhin-lai-lich-su-10-nam-cua-android-nhung-cot-moc-quan-trong-145113.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét